Hiểu hơn về “Lễ Vu Lan”:
– Lễ Vu Lan tiếng Anh Parents’ Day hoặc Yulan Festival, nhằm ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với Tết Trung nguyên và ngày lễ Xá tội vong nhân.
– Lễ Vu Lan truyền rằng bắt nguồn từ câu chuyện cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ của Đại đức Mục Kiền Liên, nhờ Đức Phật giải thích và khuyên bảo cần “cung thỉnh” các vị chư tăng vào ngày rằm tháng bảy.
Vì vậy, ngày lễ Vu Lan đã trở thành dịp để tưởng nhớ công ơn và thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và tổ tiên trong kiếp này và các kiếp trước.
Các nghi lễ quan trọng ngày Vu Lan báo hiếu:
– Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ Vu Lan: Cúng Phật, Cúng thần linh, Cúng gia tiên, Cúng chúng sinh.
– Nghi lễ “Bông hồng cài áo” ngày Vu Lan: Các ngôi chùa ở Việt Nam thường tổ chức nghi thức “Bông hồng cài áo” cho Phật tử. Ai còn cha mẹ sẽ cài lên áo hoa hồng đỏ và những ai đã mất đi đấng sinh thành sẽ cài hoa màu trắng.
– Thả đèn hoa đăng: Từ lâu, thả đèn hoa đăng đã trở thành nghi thức truyền thống trong ngày Vu Lan báo hiếu. Nghi thức còn là một phần không thể thiếu của Phật giáo, với ý nghĩa cầu siêu cho những người đã khuất. Mỗi ngọn đèn hoa đăng đều được thiết kế tỉ mỉ với ngọn nến được thắp sáng trước khi thả xuống sông, kèm theo những ý niệm tốt lành và lời nguyện cầu an lạc.
3. Những việc nên và không nên làm trong ngày lễ Vu Lan
* Nên làm:
– Ngoài những việc tổ chức các nghi lễ, thăm viếng mộ hay đi chùa cầu an việc nên làm hàng ngày chứ không chỉ riêng ngày lễ Vu Lan đó là: “Thăm hỏi, quan tâm cha mẹ, ông bà và dành tặng những món quà ý nghĩa”
Cố gắng, sống và làm việc theo tinh thần từ bi, lòng nhân ái và tôn trọng đối với mọi người xung quanh.
* Không nên theo từng quan điểm của địa phương:
– Tránh đi chơi đêm.
– Không tắm, bơi lội dưới sông, ao hồ,
– Không sát sinh
– Không gây gổ, làm điều xấu.