Câu mệnh lệnh (Imperative Sentences) là cấu trúc câu thường sử dụng để đưa ra sự yêu cầu, sai khiến, định hướng hoặc các lời khuyên. Cấu trúc câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ, trừ một số trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, câu mệnh lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than tùy vào cách truyền đạt của người nói.
Các câu mệnh lệnh tiếng Anh thường dùng:
– Open the door, Lan. (Mở cửa ra đi, Lan)
– Listen carefully: Lắng nghe cẩn thận nhé
– Be quiet! (Trật tự nào).
– Calm down: Bình tĩnh lại
– Put it down there: Đặt nó xuống đây
– Take care: Bảo trọng
– Stand up: Đứng lên.
Phân loại câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
Cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
2.1 Câu mệnh lệnh, yêu cầu trực tiếp
Câu mệnh lệnh, yêu cầu thông dụng: Đây là dạng câu yêu cầu, mệnh lệnh phổ biến nhất. Thường không cần dùng chủ ngữ, chỉ cần một động từ nguyên thể khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
Ví dụ: Get up and make breakfast for me! (Thức dậy và làm bữa sáng cho anh đi!)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu có đối tượng chỉ định: Đối với dạng câu này, chủ ngữ ở đây ngầm hiểu là người nghe. Tuy nhiên, đối với dạng câu đầy đủ thì cần xác định rõ đối tượng của mệnh lệnh là ai.
Ví dụ: Students from class 11A, move to the yard field. (Học sinh lớp 11A, di chuyển về phía sân)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ “do”: Mang ý nghĩa nhấn mạnh
Ví dụ: Do make sure you prepare documents for tomorrow’s meeting (Các bạn nhớ chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp ngày mai nhé)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ “please”: Các câu cầu khiến sử dụng please thường mang nghĩa lịch sự hơn, không bị nặng nề.
Ví dụ: Please lend me the receipt to check. (Làm ơn cho tôi mượn hóa đơn để kiểm tra)
Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng nghi vấn/câu hỏi: Khi đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh thì người ta thường đặt dạng câu hỏi để tránh tạo áp lực đối với người nghe. Thường sử dụng các động từ tình thái như: Can, May, Could hoặc trợ động từ Would, Will,…
Ví dụ: Can you show me the way to the industrial university? (Bạn có thể chỉ đường cho tôi đến đại học công nghiệp được không?)
Câu mệnh lệnh ở dạng phủ định: Là dạng tương tự đối với câu mệnh lệnh với động từ nguyên thể. Tuy nhiên thường không muốn người nghe làm điều gì đó.
Ví dụ: Don’t forget to bring materials to class for presentations. (Đừng quên mang tài liệu đến lớp để thuyết trình nhé).
2.2 Câu mệnh lệnh, yêu cầu gián tiếp
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định: Là câu tường thuật mang nghĩa yêu cầu, thường sử dụng các động từ như: ask, tell, order,…
Công thức: S + ask/order/tell + O + to V
Ví dụ: My mother told me to sweep the house often (Mẹ tôi bảo tôi quét nhà thường xuyên)
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định: Là câu mệnh lệnh không muốn người nghe làm gì đó
Công thức: S + ask/order/tell + O + not + to V
Ví dụ: My mom told me not to play on my phone all day (Mẹ tôi nói tôi không được chơi điện thoại cả ngày)